Tác động của mỗi hành tinh đến các lĩnh vực trong cuộc sống.

Mặt Trời (Sun)

Mặt Trời là hành tinh mạnh mẽ nhất trên bầu trời Chiêm tinh học. Mặt Trời ảnh hưởng đến cách chúng ta thể hiện mình, những năng lượng tổng thể, và những tính cách theo nghĩa rộng của mỗi người. Mặc dù bạn có nhiều “cung” – mỗi hành tinh trong hệ mặt trời chính là một trong 12 cung Hoàng đạo khi bạn được sinh ra – nhưng Mặt Trời chính xác là “cung Hoàng đạo” mà chúng ta hay liên tưởng, ví dụ như “Bạn thuộc cung gì? – Tôi là cung Bọ Cạp.”

Trong Thiên văn học, Mặt Trời là trung tâm của hệ mặt trời và mọi hành tinh xoay quanh nó. Nhưng trong Chiêm tinh học – vốn lấy Trái Đất làm trung tâm – thì chúng ta nhìn nhận các hành tinh khác và mối quan hệ của chúng từ góc nhìn của chúng ta trên Trái Đất. Vì thế, khi Mặt Trời chuyển từ chòm sao Hoàng đạo này sang chòm sao Hoàng đạo khác, không có nghĩa là vị trí của Mặt Trời thay đổi, mà thực chất là góc nhìn của chúng ta về Mặt Trời thay đổi, tương ứng với sự liên kết và mối quan hệ với những năng lượng của Mặt Trời, từ Trái Đất.

Mặt Trời

Chủ quản cung Hoàng đạo: Sư Tử

Vượng địa: Bạch Dương

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 5 – Thể hiện và Vui chơi

Nghịch hành: Không

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: 1 tháng                                                 

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: 1 lần mỗi năm

Trong thần thoại La Mã, Mặt Trời được liên kết với Apollo (hoặc Helios trong thần thoại Hy Lạp), vị Thần Ánh sáng (the God of Light) hoặc Thần Mặt Trời (the Sun God).

Mặt Trăng (Moon)

Mặt Trăng là hành tinh đại diện cho thế giới nội tâm mỗi con người, bao gồm những cảm xúc, phản ứng và những khía cạnh cuộc đời. Mặc dù không được xem là một hành tinh trong Thiên văn học, nhưng Mặt Trăng lại là một trong các hành tinh quan trọng nhất trong nguyên lý Chiêm tinh học. Mặt trăng chuyển từ trạng thái trăng non sang trăng tròn và lại quay lại trăng non, đi qua 8 giai đoạn mỗi tháng, mỗi giai đoạn lại tác động đến năng lượng tổng thể mỗi con người theo cách khác nhau.

Vị trí của Mặt Trăng trong bản đồ sao Chiêm tinh cá nhân sẽ tác động đến những khuynh hướng cảm xúc của người đó – như cách mà nó ảnh hưởng lên từ trường và tạo ra những cơn thủy triều đại dương. Trong khi đó, vị trí hiện tại của Mặt Trăng trên bầu trời tác động đến những cảm xúc và hành vi của bạn ở thời điểm hiện tại.

Mặt trăng

Chủ quản chòm sao Hoàng đạo: Cự Giải

Vượng địa: Kim Ngưu

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 4 – Nền tảng và An toàn

Nghịch hành: Không

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: 2.5 ngày

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: 1 lần mỗi tháng

Sao Thủy (Mercury)

Sao Thủy là hành tinh của suy nghĩ và giao tiếp. Sao Thủy định nghĩa cách chúng ta nghĩ, cách chúng ta trò chuyện, và mức độ tập trung của chúng ta. Suy nghĩ của bạn có quá cứng nhắc, tò mò, hay phân tán? Khả năng giao tiếp của bạn có thực tế, logic, hay thiên về cảm xúc nhiều hơn? Vị trí của Sao Thủy trong bản đồ sao Chiêm tinh của bạn sẽ có ảnh hưởng đến tất cả những khía cạnh này. Sao Thủy không bao giờ du hành quá 280 tính từ Mặt Trời, vì thế nhiều người sẽ có Sao Thủy ở cùng chòm sao Hoàng đạo với Mặt Trời của họ.

Sao Thủy

Biệt danh: Người Truyền Tin (the Messenger)

Chủ quản chòm sao Hoàng đạo: Song Tử và Xử Nữ

Vượng địa: Xử Nữ

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 3 – Suy nghĩ và Giao tiếp, và Cung địa bàn thứ 6 – Chi tiết và Chu trình hàng ngày

Nghịch hành: 3-4 lần mỗi năm, mỗi lần kéo dài khoảng 3 tuần

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: 2-3 tuần

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: khoảng 1 năm

Trong thần thoại La Mã, Mercury là vị thần truyền tin có cánh ở chân, nhận trách nhiệm truyền tải những thông điệp từ các vị thần trên cao xuống dương trần. Nói cách khác, Sao Thủy là cánh cửa liên kết giữa các ý tưởng mơ hồ vật vờ ngoài kia và những suy nghĩ thực tế được định hình trong tâm trí chúng ta.

Sao Kim (Venus)

Sao Kim là hành tinh của tình yêu, các mối quan hệ, sắc đẹp và tài chính. Sao Kim dẫn dắt cách nghĩ của chúng ta về tình yêu, cách chúng ta cảm nhận về một mối quan hệ, cách chúng ta thỏa mãn những khao khát và nhu cầu, và vai trò của tiền bạc và con người trong cuộc sống của chúng ta.

Khi Sao Kim liên kết với hành tinh của niềm đam mê – Sao Hỏa, ta sẽ gọi đó là “Cặp tình nhân Chiêm tinh”. Hai hành tinh này định hình một cách tổng quát các mối quan hệ và tình yêu của chúng ta. Trong đó, Sao Kim là hành tinh đại diện cho những khát vọng từ bên trong, còn Sao Hỏa đại diện cho những gì chúng ta làm xuất phát từ những khát vọng, đam mê đó.

Sao Kim cũng được xem một trong những hành tinh có sức ảnh hưởng tích cực nhất trong toàn bộ các hành tinh, theo Chiêm tinh học.

Sao Kim

Biệt danh: Nữ Thần Tình Yêu

Chủ quản chòm sao Hoàng đạo: Kim Ngưu và Thiên Bình

Vượng địa: Song Ngư

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 2 – Tiền bạc và Giá trị bản thân, và Cung địa bàn thứ 7 – Mối quan hệ

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: 3-4 tuần

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: khoảng 1-1.5 năm

Nghịch hành: 1 lần mỗi 1-1.5 năm, mỗi lần nghịch hành kéo dài khoảng 6 tuần

Trong thần thoại La Mã, Venus là Nữ thần Tình yêu (the Goddness of Love), sở hữu sắc đẹp, sức quyến rũ, ý thức tình dục và quyền lực thuyết phục mang tính nữ mạnh mẽ. Sao Kim được xem là một trong những hành tinh có ảnh hưởng tích cực nhiều nhất – chỉ sau Sao Mộc.

Sao Hỏa (Mars)

Sao Hỏa là hành tinh của hành động, năng lượng và sáng kiến, là thiên thể dẫn dắt những gì chúng ta làm, và cách thức mà chúng ta thực hiện những điều đó. Bạn là người năng động, hay thụ động? Đam mê của bạn thuộc về sự nghiệp, những tham vọng nghệ thuật, hay các mối bận tâm gia đình? Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào, khi nói đến khía cạnh năng lượng, thì đó chính là ảnh hưởng và tác động của Sao Hỏa đến cuộc đời bạn.

Khi Sao Hỏa liên kết với hành tinh của tình yêu – Sao Kim, ta sẽ gọi đó là “Cặp tình nhân Chiêm tinh”. Hai hành tinh này định hình một cách tổng quát các mối quan hệ và tình yêu của chúng ta. Trong đó, Sao Kim là hành tinh đại diện cho những khát vọng từ bên trong, còn Sao Hỏa đại diện cho những gì chúng ta làm xuất phát từ những khát vọng, đam mê đó.

Sao Hỏa

Biệt danh: Chiến Binh (the Warrior)

Chủ quản chòm sao Hoàng đạo: Bạch Dương

Vượng địa: Bọ Cạp

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 1 – Cái tôi

Nghịch hành: 1 lần mỗi 2 năm, mỗi đợt kéo dài khoảng 10 tuần

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: 6-7 tuần

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: khoảng 2 năm

Trong thần thoại La Mã, Mars là Thần Chiến tranh (the God of War), xếp thứ hau chỉ sau Sao Mộc – Vua các vị thần.

Sao Mộc (Jupiter)

Sao Mộc là hành tinh của sự mở rộng, bành trướng. Sao Mộc dẫn dắt cách chúng ta khai mở tâm trí, xây dựng nhận thức, phát triển cuộc sống, không gian, và quan điểm của chúng ta theo thời gian. Mức độ may mắn và loại hình cơ hội đến với mỗi người chúng ta sẽ do ảnh hưởng của Sao Mộc quyết định; tương tự với những kỹ năng tiêng biệt và trình độ học vấn của mỗi người.

Sao Mộc

Biệt danh: Kẻ Ảnh Hưởng To Lớn (the Greater Benefic)

Chủ quản chòm sao Hoàng đạo: Nhân Mã

Vượng địa: Cự Giải

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 9 – Những nơi xa xôi

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: 1 năm

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: 1 lần mỗi 12 năm

Nghịch hành: 1 lần mỗi 1-1.5 năm, mỗi đợt kéo dài khoảng 4 tháng

Trong thần thoại La Mã, Jupiter là Vua các vị Thần (the King of Gods), như Zeus trong thần thoại La Mã. Là người vĩ đại nhất, trọng hơn hết mọi thứ – không chỉ vì Sao Mộc là hành tinh to lớn nhất trong tất cả hành tinh, mà còn là vì ngôi sao này được xem là có “ảnh hưởng tích cực to lớn nhất” trong Chiêm tinh học.

Sao Thổ (Saturn)

Sao Thổ là hành tinh của giới hạn và các bài học. Bởi vì Sao Thổ có mối liên kết trực tiếp với giới hạn, nên hành trình và các khía cạnh của Sao Thổ có thể gây nên ít nhiều sự lo lắng. Nhưng, sự thật là Sao Thổ hoàn toàn không hàm ý về sự trừng phạt, mà là về karma (nghiệp). Nếu bạn đầu tư nỗ lực bản thân vào lĩnh vực mà Sao Thổ cho rằng cần thiết (dựa theo vị trí của hành tinh này trên bản đồ sao Chiêm tinh), thì bạn sẽ được trọng thưởng xứng đáng; ngược lại, nếu bạn từ chối lắng nghe theo những bài học của Sao Thổ, hậu quả có thể sẽ không được thoải mái lắm đâu.

Khoảnh khắc rực sáng nhất của Sao Thổ trong Chiêm tinh học chính là thời điểm Sao Thổ Hồi quy trên bản đồ sao Chiêm tinh của một người. Sao Thổ Hồi quy (Saturn Return) xuất hiện khi Sao Thổ quay về chính xác vị trí của chính nó tại thời điểm người đó sinh ra, và chỉ xuất hiện 1 lần mỗi 28-30 năm. Có thể xem quá trình Hồi quy như một phiên bản Ngày Phán xét của hành tinh Sao Thổ, thời điểm hành tinh này đưa ra quyết định rằng bạn đã tiến lên hay không, cũng như sẽ đem lại thành quả hoặc hậu quả để tạo nên bài học cho bạn – điều bạn đã bỏ lỡ từ lâu.

Sao Thổ

Biệt danh: Kẻ Giao Việc (the Taskmaster)

Chủ quản chòm sao Hoàng đạo: Ma Kết

Vượng địa: Thiên Bình

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 10 – Sự nghiệp, Quyền hành và sự Nổi tiếng

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: 2.5 năm

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: 1 lần mỗi 28-29 năm

Nghịch hành: khoảng 1 lần mỗi năm, mỗi lần kéo dài khoảng 4-5 tháng.

Trong thần thoại La Mã, Saturn là vị thần cai quản thời gian và công lý. Trước khi tìm ra Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương (sau khi kính viễn vọng được phát minh), Sao Thổ là ngôi sao quan sát được sau cùng trong hệ mặt trời, tạo nên mối liên kết giữa hành tinh này với các giới hạn và ranh giới.

Sao Thiên Vương (Uranus)

Sao Thiên Vương là hành tinh nổi loạn đại diện cho sự thức tỉnh, thay đổi và sự ngạc nhiên. Đó là hành tinh khiến cho chúng ta phải đưa ra phản ứng, bắt chúng ta rời khỏi hào quang nguyệt quế, và khiến chúng ta phải hành động trước những sự kiện bất ngờ trong môi trường sống, hoặc bằng cách khai tỏ những sự thật căn nguyên trong tất cả chúng ta. Bạn là kẻ dám liều mình, hay sẽ thu mình lại trước thay đổi? Dù phong cách bạn chọn có thế nào, đó cũng đều là so Sao Thiên Vương.

Sao Thiên Vương được tìm ra năm 1781 bởi Sir William Herschel, sau khi kính viễn vọng được phát minh. Cùng với Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương, Sao Thiên Vương cách rất xa Trái Đất nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường, mà chỉ có thể quan sát được bằng kính viễn vọng.

Sao Thiên Vương

Biệt danh: Kẻ Thức Tỉnh Vĩ Đại (the Great Awakener)

Chủ quản chòm sao Hoàng đạo: Bảo Bình

Vượng địa: Bọ Cạp

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 11 – Tương lai

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: 6-7 năm

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: 1 lần mỗi 84 năm

Nghịch hành: 1 lần mỗi năm, mỗi lần kéo dài khoảng 5 tháng

Trong thần thoại Hy Lạp, Uranus là vị thần đã nhân cách hóa bầu trời (Father Sky) và là con trai đồng thời là chồng của Mẹ Trái Đất. Sao Thiên Vương và Sao Diêm Vương là những hành tinh duy nhất được đặt tên theo các vị thần Hy Lạp, trong khi tên các hành tinh khác đều được đặt theo thần thoại La Mã.

Sao Hải Vương (Neptune)

Sao Hải Vương là hành tinh đại diện cho tiềm thức, tác động lên những giấc mơ và ảo vọng, trí tưởng tượng, niềm hy vọng, niềm tin, và mối liên kết với khía cạnh tinh thần của chúng ta. Tuy nhiên, Sao Hải Vương cũng có thể đánh lừa chúng ta vì khuynh hướng khiến cho những ảo tưởng được nhìn nhận như thực tế. Không sớm thì muộn chúng ta sẽ nhận ra sự lừa dối đó. Sự xuất hiện của Sao Hải Vương có thể gây ra bối rối, nhưng đồng thời cũng có cả tiềm năng rất lớn về lòng trắc ẩn, tính sáng tạo, và khả năng liên kết.

Sao Hải Vương được tìm ra năm 1846 bởi Jonathan Gottfried Galle. Trước đó, John Couch Adams và Urbain Jean Joseph Le Verrier đều đã có những dự báo riêng biệt về sự tồn tại của một hành tinh thứ tám, sau Sao Thiên Vương. Bằng cách sử dụng các phép toán dự báo đó, Galle đã xác định được vị trí của hành tinh Sao Hải Vương, trong khi Adams và Le Verrier được ghi nhận là đã chỉ ra được hướng đi chính xác.

Sao Hải Vương

Biệt danh: Hải Vương Mơ Hồ

Chủ quản chòm sao Hoàng đạo: Song Ngư

Vượng địa: Sư Tử

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 12 – Tinh thần và Tiềm thức

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: 14 năm

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: khoảng 168 năm

Nghịch hành: 1 lần mỗi năm, mỗi lần kép dài khoảng 5 tháng

Trong thần thoại La Mã, Neptune là Thần Biển Cả, tạo nên mối liên kết trực tiếp với hành tinh Sao Hải Vương vốn có màu xanh lục, và chòm sao Hoàng đạo Song Ngư. Biểu tượng của Sao Hải Vương mô phỏng cây ba chỉa mà Thần Biển Cả luôn mang theo mình.

Sao Diêm Vương (Pluto)

Sao Diêm Vương là hành tinh của những chuyển hóa lớn, đại diện cho vòng quay giữa sự chết và tái sinh. Sao Diêm Vương quyết định đến sự kết thúc của cái cũ, nhường chỗ cho cái mới. Sao Diêm Vương còn đại diện cho quyền lực và sự kiểm soát, cai trị mối quan hệ với các hình mẫu quyền hành và lãnh đạo của chúng ta.

Sao Diêm Vương được tìm ra năm 1930, bởi Clyde Tombaugh. Vào năm 2006, nhiều mô tả đặc điểm về định nghĩa của một “hành tinh” xuất hiện; dựa theo những tiêu chí đó, Sao Diêm Vương không còn được xem là một hành tinh đúng nghĩa, thay vào đó là một “hành tinh lùn” trong thiên văn học. Tuy nhiên, Chiêm tinh học vẫn tiếp tục nhìn nhận Sao Diêm Vương như một hành tinh quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể.

Sao Diêm Vương

Biệt danh: Chúa Tể Âm Giới

Chủ quản chòm sao Hoàng đạo: Bọ Cạp

Vượng địa: Không xác định

Chủ quản cung địa bàn: Cung địa bàn thứ 08 – Chiều sâu và sự Gần gũi

Thời gian tại mỗi chòm sao Hoàng đạo: khoảng 15-25 năm

Hoàn thành chu kỳ Hoàng đạo: khoảng 250 năm

Nghịch hành: 1 lần mỗi năm, mỗi lần kép dài khoảng 5 tháng

Trong thần thoại Hy Lạp, Pluto là vị Thần Địa Ngục. Sao Diêm Vương và Sao Thiên Vương là những hành tinh duy nhất được đặt tên theo các vị thần Hy Lạp, trong khi các hành tinh khác được đặt tên theo các vị thần La Mã. 

Leave a comment